Tẩy trắng răng chuẩn nha khoa

Tẩy trắng răng chuẩn nha khoa

Bleaching is not new!
Khái niệm tẩy trắng đã xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ. Loại thuốc tẩy trắng mới nhất được sử dụng là oxalic acid, được Bác sĩ Chappel giới thiệu vào năm 1877. Hydrogen peroxide lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ Harlan vào năm 1884. Tiếp đó là việc sử dụng những công cụ hỗ trợ giúp quá trình tẩy trắng được hiệu quả hơn như sử dụng dòng điện hay ánh sáng cực tím… 1918, Abbot đã đưa ra sự kết hợp giữa công cụ ánh sáng có cường độ mạnh (tăng nhiệt nhanh) với Hydrogen peroxide, như tới ngày nay.
Ngày nay khi nhu cầu làm đẹp ngày một tăng lên, càng nhiều người muốn sở hữu một nụ cười càng trắng, càng sáng càng tốt. Vậy tẩy trắng bằng cách gì và liệu nó có an toàn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn
 
 

1- Nguyên nhân gây nhiễm màu răng

Nhiễm màu ngoại lai: có nguồn gốc từ thức ăn, thức uống, thuốc lá… Các món ăn có màu sậm, trà, cà phê, nước trái cây, rượu vang đỏ… đều có thể để lại những phân tử màu bám dính lên răng, qua quá trình lâu dài các phân tử này xâm nhập sâu bên trong các trụ men ngà làm răng sậm màu rõ rệt.
Nhiễm màu nội sinh: chất màu hình thành từ bên trong răng do răng chết tủy, do hóa chất qua đường máu, do tuổi tác, do di truyền.
 

2- Các trường hợp có thể tẩy trắng răng

Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng. Một số trường hợp cần trì hoãn hoặc thận trọng khi điều trị.
*Các trường hợp thuận lợi: cải thiện màu sắc của răng bị ố vàng do thức ăn hay do nhiễm thuốc kháng sinh ở mức độ nhẹ, thường đáp ứng tốt với các phương pháp tẩy trắng đơn giản.
*Các trường hợp tẩy trắng ít hiệu quả: Nếu răng bị nhiễm màu nặng trong thời gian dài thì tẩy trắng răng cũng sẽ không mang lại hiệu quả: nhiễm màu tetracyclin độ 3,4; nhiễm màu fluorosis. Trong nhiễm màu tetracyclin có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím, khi răng có màu xám, tím thì tẩy trắng ít hiệu quả; răng tụt lợi: với răng tụt lợi hở chân răng tẩy trắng không làm chân răng trắng hơn mà còn gây ê buốt kích thích tủy.
*Các trường hợp thận trọng khi tẩy trắng:
– Phụ nữ mang thai, đang trong giai đoạn cho con bú ở những tháng đầu tiên.
– Không nên thực hiện tẩy trắng răng ở dưới 16 tuổi, vì lúc nàu tủy răng còn rộng, răng sẽ dễ nhạy cảm lúc này và thuốc tẩy sẽ làm kích thích ống tủy mở rộng hơn, gây ra các tình trạng viêm nướu, viêm chân răng, tụt nướu, làm răng bị ê buốt, nhạy cảm sau khi tẩy trắng răng. Độ tuổi thích hợp để tẩy trắng răng là từ 18 tuổi trở lên khi mà cấu trúc răng đã phát triển vững chắc, hoàn chỉnh.
– Đối với những người đang mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, cổ chân răng bị mòn, thiểu sản men răng, người có răng nhạy cảm hay dị ứng với các thành phần thuốc tẩy trắng răng thì nên điều trị lâu dài các bệnh trên trước khi muốn tẩy trắng răng.
– Đặc biệt lưu ý, thuốc tẩy trắng răng chỉ có tác dụng đối với những mô răng thật, do đó tẩy trắng răng sẽ không mang lại hiệu quả với những miếng trám Composite, Almagam hay những chiếc răng sứ giả, hàm giả tháo lắp…
 
 

3. Các phương pháp tẩy trắng răng

– Tẩy trắng răng tại nhà gồm: tẩy trắng bằng máng và thuốc tẩy trắng được nha sĩ cung cấp hay bằng các sản phẩm kem đánh răng có công dụng làm sáng răng.
Đối với một số kem đánh răng có thêm tác dụng tẩy trắng, ngoài các thành phần cơ bản như chất mài mòn, chất tẩy rửa, hệ thống giữ ẩm, hương tổng hợp, thì trong thành phần còn có thêm một số chất mài mòn (cơ học) như Hydrated Silica hoặc en-zym đặc hiệu (hóa học) cho quá trình làm trắng răng.
– Tẩy trắng răng tại phòng nha: Được nha sĩ tiến hành, với tác dụng của thuốc tẩy dưới đèn, sẽ giúp răng trắng sáng hơn sau khoảng 1 giờ thực hiện